Đó
là nhận định của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du tại buổi chia sẻ “Chu
kỳ kinh tế gắn với tài chính và bất động sản” với Ban Lãnh đạo Tập đoàn
Hưng Thịnh, vào tối ngày 24/5/2023 tại TP.HCM.
Bất động sản đã chạm đáy để bước vào chu kỳ mạnh mẽ hơn
Theo
ông Huỳnh Thế Du, thực trạng khó khăn trước mắt đang gây ra những tổn
thương rất lớn đối doanh nghiệp, người lao động và tất cả thành phần
kinh tế khác. Tuy nhiên khi mở rộng góc quan sát, có thể thấy những khó
khăn thị trường đang gặp phải đều mang tính chu kỳ. Những đổ vỡ mà nền
kinh tế đang tìm cách vượt qua đều từng xuất hiện trong giai đoạn
1988-1990 khi mô hình hợp tác xã tín dụng trong nước suy thoái, giai
đoạn 1997-1999 khủng hoảng tài chính khu vực châu Á và 2008-2011 với
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
“Trong
bối cảnh hiện tại, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, chiến tranh Nga
– Ukraine kéo dài, dư chấn hậu Covid-19 và những sự cố liên quan thị
trường tài chính – bất động sản trong nước đang đồng loạt ‘phủ bóng’ lên
kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn xa ra chu kỳ tăng trưởng kinh tế
thì khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời. Câu chuyện này không mới và mọi
thứ sẽ tiếp tục phát triển theo quỹ đạo của nó. Những khó khăn trong năm
2023 là những chỉ báo cho thấy thị trường có thể đã chạm đáy”, ông Huỳnh Thế Du khẳng định.
Với
khát vọng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam, chuyên gia kỳ vọng rằng từ
nay đến cuối năm hoặc đầu năm sau, nhiều khả năng hàng loạt chính sách
kích cầu, thúc đẩy đầu tư công và nới lỏng tiền tệ sẽ đưa thị trường dần
đi vào quỹ đạo ổn định và bước sang một chu kỳ phát triển mới và thậm
chí mạnh mẽ hơn trước cả khi xảy ra khủng hoảng, điều đã được lịch sử
chứng minh qua những chu kỳ trước đây. Và trong mọi chu kỳ, sự phát
triển của bất động sản đều có ý nghĩa rất lớn đối với sự tiến bộ chung
của toàn nền kinh tế - xã hội.
Buổi
chia sẻ của ông Huỳnh Thế Du có sự tham gia của tập thể Ban Lãnh đạo
Tập đoàn Hưng Thịnh và Ban Tổng Giám đốc hệ thống sàn PropertyX.
Ngành bất động sản quyết định tương lai phát triển kinh tế
Vai
trò của bất động sản đã được đề cập nhiều trong thời gian gần đây nhưng
rào cản tâm lý vẫn đang là yếu tố khiến lĩnh vực này chưa được nhìn
nhận đúng với ý nghĩa và tiềm năng đối với toàn bộ tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông
Huỳnh Thế Du dẫn chứng, tại Mỹ, ngành bất động sản đóng góp trực tiếp
5% vào tổng GDP, đóng góp ở quy mô rộng đến 18% GDP, tạo ra 28,5 triệu –
tương đương 18% tổng số việc làm của toàn nền kinh tế. Tại Trung Quốc,
ngành bất động sản đóng góp đến 25% GDP. Còn tại Việt Nam, bất động sản
đóng góp trực tiếp 4,58% GDP và đóng góp tổng hợp 13,6% GDP, tạo ra
308.000 lao động trong ngành bất động sản nói riêng và hơn 4,5 triệu
việc làm trong ngành xây dựng.
Những
chia sẻ của TS. Huỳnh Thế Du đúc kết từ gần 20 năm nghiên cứu, làm việc
trong lĩnh vực Quản trị công, Kinh tế đô thị, Phát triển cơ sở hạ tầng
và Tài chính – Ngân hàng. Ông hiện cũng là người Việt duy nhất tốt
nghiệp Chương trình Tiến sĩ Trường Kiến trúc Harvard (Mỹ).
Một
trong những thách thức lớn nhất của bất động sản Việt Nam chính là sự
mất cân đối trong cơ cấu loại hình bất động sản, trong đó tỷ lệ nhà ở tự
phát (người dân tự xây dựng) chiếm đến 90%, trong khi bất động sản
chính thức (các khu đô thị, khu căn hộ do doanh nghiệp xây dựng và phát
triển) chỉ chiếm 10%. Gánh nặng chi phí xã hội đến từ tình trạng mất cân
đối này đang bào mòn đà phát triển văn minh, hiện đại của toàn nền kinh
tế.
Tuy
nhiên, đây cũng chính là cơ hội và một lời khẳng định về vai trò của
ngành bất động sản. Chính sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị
trường này sẽ quyết định phần lớn chất lượng sống của người dân và sự
tiến bộ của kinh tế - xã hội Việt Nam.
“Ngành
bất động sản cần phát triển phần lớn là bất động sản chính thức thì xã
hội mới văn minh và phát triển, chất lượng sống của người dân mới được
nâng cao. Cấu trúc đô thị nhà ống, xe máy và kinh tế vỉa hè giúp mọi
người đều có nhà ở và kế mưu sinh nhưng chắc chắn không phải hình thái
của tương lai. Tương lai của Việt Nam thay vì phát triển theo chiều
ngang, để văn minh thực sự phát triển thì cần phải theo chiều thẳng
đứng. Do đó vai trò của bất động sản rất lớn và xu hướng phát triển các
khu đô thị, khu căn hộ với đầy đủ tiện ích đời sống sẽ là xu hướng tất
yếu”, ông Huỳnh Thế Du chia sẻ.
Đáng
chú ý, Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao
thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,
nêu rõ: Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị về vị trí, vai
trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của vận tải đường sắt và đường sắt đô
thị, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, phát huy lợi thế trên các hành lang kinh tế chiến lược, thúc đẩy
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Định
hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với trụ cột quan trọng của nền
kinh tế đóng vai trò chỉ báo tích cực cho thấy một chương phát triển mới
của quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam sắp được mở ra. Trong đó,
không gian, dư địa phát triển của bất động sản Việt Nam còn rất lớn và
tiềm năng thuộc về những đơn vị tập trung phát triển nhà ở nhu cầu thực
như Tập đoàn Hưng Thịnh.
Chia
sẻ chung tâm huyết đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội Việt
Nam, ông Nguyễn Đình Trung – Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh và TS. Huỳnh
Thế Du đều mong muốn đóng góp những giá trị tích cực vì lợi ích chung
của cộng đồng.
Đánh
giá cao định hướng của Tập đoàn Hưng Thịnh trong phát triển sản phẩm
phục vụ nhu cầu của số đông, chuyên gia Huỳnh Thế Du khẳng định, doanh
nghiệp cần đồng sức, đồng lòng, tăng cường quản trị tốt các yếu tố nội
tại, tiếp tục theo đuổi định hướng sản phẩm nhu cầu thực và nỗ lực tăng
cường góp ý chính sách, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cho thị trường,
hướng đến một hình thái tăng trưởng bền vững cho kinh tế - xã hội Việt
Nam.
“Những thông tin dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực tiễn của chuyên gia đã cho thấy chúng ta hoàn toàn có nền tảng vững chắc để tin tưởng vào những tín hiệu tích cực, lạc quan trong thời gian tới. Khó khăn hiện nay không của riêng ai, phải đối diện với thực tế, tìm ra giải pháp căn cơ giải quyết bài toán trước mắt và thích nghi với bối cảnh hiện tại, với một niềm tin và tinh thần quyết liệt, thì chúng ta mới có thể bước vào một chu kỳ mới với tương lai xán lạn phía trước”, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, ông Nguyễn Đình Trung chia sẻ.